Quy Trình Gửi Bài

Tạp chí Pratu hoan nghênh các bài báo gốc và các báo cáo về nghiên cứu đang thực hiện, có liên quan đến các chủ đề trong mục tiêu và tầm nhìn của Tạp chí.

Các bài gửi đăng có thể bằng tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ Đông Nam Á, kèm theo thư từ bằng tiếng Anh, hoặc ngôn ngữ khác được sử dụng bởi một thành viên của nhóm biên tập hoặc biên tập viên khách mời. Độ dài của bài gửi đăng cần được nói rõ trong một email đính kèm và (các) tác giả phải xác nhận rằng tác phẩm chưa được xuất bản ở bất kỳ nơi nào khác dưới bất kỳ hình thức nào, cũng như hiện không được xem xét để xuất bản ở nơi khác. (Vui lòng xem các ngoại lệ đối với việc chia sẻ tác phẩm ở nơi khác theo giấy phép Bản quyền Mở.)

Bài báo và Báo cáo

Các bài báo gửi đến tạp chí Pratu có thể được đánh giá bởi các bình duyệt viên bên ngoài. Các bản thảo bài viết thường phải có độ dài từ 5.000-7.000 từ (bao gồm cả chú thích cuối trang). Các bài báo phải là kết quả của nghiên cứu ban đầu, bao gồm phân tích mang tính phản biện về chủ đề của bài báo và các tài liệu liên quan (khuyến khích cả tài liệu khu vực và quốc tế) và trình bày một lập luận học thuật rõ ràng.

Các báo cáo nên có độ dài khoảng 1.000-2.000 từ (bao gồm cả chú thích cuối trang). Tạp chí Pratu đặc biệt quan tâm đến việc nhận các báo cáo thực địa đang tiến hành hoặc mới hoàn thành gần đây do người viết thực hiện. Các báo cáo có thể mô tả các cuộc khảo sát và khai quật khảo cổ học, khảo sát tiếu tượng học và tài liệu từ các bộ sưu tập của bảo tàng, công việc bảo tồn, giám tuyển hoặc các công việc khác liên quan đến triển lãm. Các báo cáo nên trình bày dữ liệu mới và cung cấp mô tả tóm tắt được viết bằng ngôn ngữ ngắn gọn. Không cần có các diễn giải rộng hoặc phân tích phê bình.

Các văn bản phải được gửi qua email tới địa chỉ pratujournal@soas.ac.uk ở hai định dạng tài liệu, Word và PDF. Tất cả các bài nộp phải được dán nhãn ‘Gửi bài  báo/ Gửi báo cáo cho tạp chí Pratu’ trong hộp chủ đề email.

Tóm tắt

Một bản tóm tắt ngắn gọn (tối đa 250 từ) phải có ở đầu mỗi bài viết hoặc báo cáo. Các tác giả phải cung cấp một bản tóm tắt bằng ngôn ngữ của bài viết; bản dịch bằng tiếng Anh cũng được hoan nghênh.

Liên kết với tổ chức chuyên môn

Tên tác giả nên xuất hiện sau tiêu đề, theo sau là một tổ chức chuyên môn nếu thích hợp. Các tác giả có thể đặt tên của họ theo hình thức mà họ muốn nó xuất hiện trong bài báo đã hoàn thành; áp dụng đối với trình tự tên, họ, các tên khác và tên viết tắt. Vui lòng cũng cho biết tên mà tác phẩm của bạn nên được trích dẫn thế nào.

Lời cảm ơn

Lời cảm ơn phải ngắn gọn, được viết ở ngôi thứ nhất và xuất hiện dưới dạng chú thích đầu tiên không được đánh số, ví dụ: “Phiên bản trước của tiểu luận này đã được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Châu Á, Toronto, ngày 30 tháng 3 năm 2011. Tôi muốn cảm ơn Juliane Borchert và Rajini Thomas vì những nhận xét hữu ích của họ.”

Tiểu sử

Các tác giả cần gửi tiểu sử không quá 150 từ và được viết ở ngôi thứ ba, gửi kèm theo lần nộp bài cuối cùng.


Văn bản – Kiểu thức và Định dạng

Hướng dẫn dưới đây về định dạng văn bản, chính tả, trích dẫn và chú dẫn sẽ bao gồm các vấn đề cần chú ý nhất liên quan đến kiểu thức văn bản. Nếu một vấn đề liên quan đến kiểu thức không được đề cập bên dưới, vui lòng tham khảo Cẩm nang kiểu thức Chicago (ấn bản thứ 17) nếu có thể, bởi vì tạp chí Pratu tuân theo hướng dẫn này, và có điều chỉnh theo các quy ước Đông Nam Á khi thích hợp. Nếu có vấn đề chưa rõ liên quan đến kiểu thức vào thời điểm gửi bài viết, vui lòng hỏi một thành viên của nhóm biên tập để giúp giải quyết thắc mắc của bạn.

Định dạng

Các bài viết phải sử dụng phông chữ tương thích với Unicode để đảm bảo rằng các dấu phụ và các chữ viết khác được giữ lại, ví dụ: Arial, Calibri.  Không nên sử dụng nhiều phông chữ.

Cỡ chữ phải là 12 pt và giãn dòng đôi. Khối trích dẫn và chú thích cuối trang theo định dạng giãn dòng đơn. Không thụt lề cho các đoạn văn và không căn lề phải. Các đoạn nên được phân tách bằng một dòng trống.

Chữ in nghiêng

Chữ in nghiêng để nhấn mạnh nên được sử dụng một cách giới hạn. Hạn chế tối đa việc in nghiêng toàn bộ câu và không bao giờ in nghiêng toàn bộ đoạn văn. Tên sách cần in nghiêng, không gạch dưới.

Chính tả

Tham khảo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học (Nhà xuất bản Hồng Đức, 2021).

Từ không phải tiếng Việt

Theo nguyên tắc chung, các từ không phải tiếng Việt được in nghiêng, trừ khi chúng trở nên phổ biến hơn trong cách sử dụng tiếng Việt và xuất hiện trong Từ điển Tiếng Việt. Trọng âm trong các từ không phải tiếng Việt nên được viết hoa, ví dụ: École, Śāstra, Žižek.

Một cụm từ hoặc từ có thể được cung cấp bằng ngôn ngữ gốc để làm rõ. Nó nên được in nghiêng và đặt trong ngoặc đơn sau từ tương đương trong tiếng Việt, hoặc thuật ngữ không phải tiếng Việt có thể xuất hiện trước, in nghiêng, sau đó là phần chuyển nghĩa trong ngoặc đơn. Không cần dùng dấu ngoặc kép.

Các tiêu đề gốc không phải tiếng Việt, và bản dịch các tiêu đề trong văn bản chính, được đặt trong ngoặc đơn và được coi là tiêu đề, cho dù chúng có đại diện cho các bản dịch đã xuất bản hay không, ví dụ:

Tác phẩm của Ang Les êtres surnaturels dans la religion populaire khmère  (Sự siêu nhiên trong tôn giáo dân gian Khmer) xem xét….

Vui lòng liên hệ với ban biên tập để được hướng dẫn phiên âm từ tiếng Phạn và tiếng Pali sang tiếng Việt. Các từ tiếng Phạn và tiếng Pali thường được in nghiêng, ngoại lệ là danh từ riêng.

Liên quan đến các ngôn ngữ cổ khác, vui lòng liên hệ với ban biên tập để được hướng dẫn.

Các chữ viết Đông Nam Á không phải chữ La-tinh nên xuất hiện ở dạng nguyên bản và dạng chuyển ngữ hoặc phiên âm tiếng Việt, tùy thuộc vào ngữ cảnh bài viết. Phần sau đây cung cấp hướng dẫn dành riêng cho ngôn ngữ về phông chữ, từ điển và tiêu chuẩn chuyển ngữ để sử dụng với nội dung gửi cho Pratu. Hướng dẫn cho các ngôn ngữ bổ sung sẽ được thêm vào khi có nhu cầu:

Đối với các từ tiếng Anh, các tác giả được yêu cầu sử dụng cùng một phông chữ tương thích với Unicode được sử dụng cho nội dung tiếng Việt để đảm bảo rằng các dấu và các chữ viết khác được giữ lại, ví dụ: Arial, Calibri. Từ điển hoặc tiêu chuẩn chuyển ngữ cho tiếng Anh hiện đại sẽ được quyết định trong tương lai. Trong thời điểm hiện tại, vui lòng liên hệ với ban biên tập.

Đối với các từ tiếng Bahasa Indonesia, tác giả được yêu cầu sử dụng cùng một phông chữ tương thích với Unicode được sử dụng cho nội dung tiếng Việt, ví dụ: Arial, Calibri. Từ điển hoặc tiêu chuẩn chuyển ngữ cho tiếng Bahasa Indonesia hiện đại sẽ được quyết định trong tương lai. Trong thời điểm hiện tại, vui lòng liên hệ với ban biên tập.

Các từ tiếng Khmer nên xuất hiện dưới dạng chữ viết Khmer và dạng chuyển ngữ hoặc phiên âm tiếng Việt, tùy thuộc vào ngữ cảnh bài viết. Các tác giả được khuyến khích sử dụng phông chữ theo chuẩn Unicode Khmer OS Siemreap. Những người gửi bài sử dụng các phông chữ khác với phông chữ này nên tham khảo trước với nhóm biên tập. Từ điển hoặc tiêu chuẩn chuyển ngữ cho tiếng Khmer hiện đại sẽ được quyết định trong tương lai. Trong thời điểm hiện tại, vui lòng liên hệ với ban biên tập.

Các từ tiếng Myanmar nên xuất hiện dưới dạng chữ viết tiếng Myanmar và dạng chuyển ngữ hoặc phiên âm tiếng Việt, tùy thuộc vào ngữ cảnh của bài viết. Các tác giả được yêu cầu sử dụng phông chữ tương thích với Unicode ‘tiếng Myanmar’ được cung cấp cùng với Microsoft Word. Từ điển hoặc tiêu chuẩn chuyển ngữ cho tiếng Myanmar hiện đại sẽ được quyết định trong tương lai. Trong thời điểm hiện tại, vui lòng liên hệ với ban biên tập.

Các từ tiếng Thái phải được viết bằng chữ Thái, sau đó là phần chuyển ngữ hoặc phiên âm tiếng Việt, tùy thuộc vào ngữ cảnh của bài viết. Các tác giả được khuyến khích sử dụng phông chữ Cordia New phù hợp với Unicode. Từ điển hoặc tiêu chuẩn chuyển ngữ cho tiếng Thái hiện đại sẽ được quyết định trong tương lai. Trong thời điểm hiện tại, vui lòng liên hệ với ban biên tập.

Nếu các từ điển trên không chứa các từ cần thiết, vui lòng tham khảo SEAlang Library để có thêm dữ liệu.

Trích dẫn

Các trích dẫn dài hơn 50 từ nên được thụt vào dưới dạng trích dẫn khối, giãn một dòng đơn. Nên tránh trích dẫn quá dài.

Dấu ngoặc kép nên được sử dụng cho các trích dẫn bất kể loại dấu được sử dụng trong nguồn dẫn. Dấu ngoặc đơn nên được sử dụng cho các thuật ngữ chính và các thuật ngữ có vấn đề.

Các từ bị bỏ qua trong trích dẫn được biểu thị bằng dấu chấm lửng (ba dấu chấm cách nhau). Dấu chấm lửng không được sử dụng trước từ đầu tiên của câu trích dẫn, ngay cả khi phần đầu của câu gốc đã bị lược bỏ. Chúng cũng không được sử dụng sau từ cuối cùng của một trích dẫn. Viết hoa có thể được thay đổi nếu cần thiết.


Chú dẫn – Chú thích và Danh sách tài liệu tham khảo

Các chú dẫn xuất hiện dưới dạng chú thích dạng ngắn và danh sách Tài liệu tham khảo.

Chú thích dạng ngắn chứa tên tác giả được trích dẫn, một phiên bản ngắn của tiêu đề xuất bản (không bao gồm phụ đề) và số trang hoặc phạm vi trang.

Danh sách Tài liệu tham khảo chỉ nên bao gồm các tác phẩm được nhắc đến trong chú thích văn bản hoặc hình ảnh của bài báo. Nó được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tên tác giả và được định dạng bằng cách thụt đầu dòng. DOIs (Số nhận dạng đối tượng kỹ thuật số / Mã định danh số) cho phiên bản được trích dẫn của ấn phẩm nên được thêm vào nếu có thể. DOIs có thể được xác định tại http://www.crossref.org và được kiểm tra tại http://www.doi.org.

Phần sau đây đưa ra các ví dụ về cách trích dẫn các loại ấn phẩm thường gặp, ở cả định dạng chú thích cuối trang và danh sách Tài liệu tham khảo.

Sách

Chú thích cuối trang:

  1. Lâm Thị Mỹ Dung, Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa, 122–28.
  2. Trần Quốc Vượng, Việt Nam: Cái nhìn địa văn hoá, 99–101.
  3. Đặng Văn Thắng, Nguyễn Hữu Giêng, và Hà Thị Sương, Na Phất Na, 33–34.
  4. Ngô Văn Doanh, Tượng cổ Champa, 252.

Danh mục tài liệu tham khảo:

Đặng Văn Thắng, Nguyễn Hữu Giêng, và Hà Thị Sương. Na Phất Na: Kinh đô đầu tiên và cuối cùng của Vương quốc Phù Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2022.

Lâm Thị Mỹ Dung. Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa: Thế kỷ 5 trước Công nguyên đến thế kỷ 5 sau Công nguyên (Một số vấn đề Khảo cổ học). Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới, 2017.

Ngô Văn Doanh. Tượng cổ Champa: Những phát hiện gần đây. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn hoá – Văn nghệ, 2019.

Trần Quốc Vượng. Việt Nam: Cái nhìn địa văn hoá. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá quốc gia, 1998.

Sách biên tập và sách dịch

Chú thích cuối trang:

  1. Maspero, Vương quốc Champa, 104.
  2. Craven, Mỹ Thuật Ấn Độ, 211–12.
  3. Doumer, Xứ Đông Dương, 45–46.
  4. Cultru, Lịch sử Nam Kỳ thuộc Pháp, 69–72.

Danh mục tài liệu tham khảo:

Craven, Roy. C. Mỹ Thuật Ấn Độ. Dịch bởi Nguyễn Tuấn và Huỳnh Ngọc Trảng. Hà Nội: Nhà xuất bản Mỹ thuật, 2004. Nguyên tác được xuất bản bằng tiếng Anh với tựa đề Indian Art, rev. ed. (London: Thames and Hudson, 1997).

Cultru, Prosper. Lịch sử Nam Kỳ thuộc Pháp (từ sơ khởi đến năm 1883). Dịch bởi Ninh Xuân Thao. Hà Nội: Nhà xuất bản thế giới, 2020. Nguyên tác được xuất bản bằng tiếng Pháp với tựa đề Histoire de la Cochinchine française: Des origines à 1883 (Paris: Augustin Challamel, 1910). 

Doumer, Paul. Xứ Đông Dương. Dịch bởi Lưu Đình Tuân, Hiệu Constant, Lê Đình Chi, Hoàng Long, và Vũ Thúy. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới, 2020. Nguyên tác được xuất bản bằng tiếng Pháp với tựa đề L’Indo-Chine française (Souvenirs) (Paris: Vuibert et Nony, 1905).

Maspero, Georges. Vương quốc Champa. Dịch bởi Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Hiệu đính bởi Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2020. Nguyên tác được xuất bản bằng tiếng Pháp với tựa đề Le Royaume de Champa (Paris: G. van Oest, 1928).

Bài trong một bản sách, một ấn phẩm giới thiệu trưng bày, tham luận trong một kỷ yếu hội nghị

Chú thích cuối trang:

  1. Nguyễn Ngọc Thơ, “Nhận diện văn hóa Lạc Việt,” 115–18.
  2. Lại Văn Tới, “Thành Cha trong lịch sử Chămpa,” 63–64.

Danh mục tài liệu tham khảo:

Lại Văn Tới. “Thành Cha trong lịch sử Chămpa: Những kết quả nghiên cứu mới.” Trong Biển với lục địa: Vai trò và mạng lưới giao lưu ở lưu vực các dòng sông miền Trung, biên tập bởi Nguyễn Văn Kim và Nguyễn Quang Ngọc, 61–76. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016.

Nguyễn Ngọc Thơ. “Nhận diện văn hóa Lạc Việt.” Trong Di sản Lịch sử và những hướng tiếp cận mới, biên tập bởi Lê Hồng Lý, Lê Thị Liên, và Nguyễn Thị Phương Châm, 87–137. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới, 2011.

Bài trên tạp chí

  1. Lê Thị Mai và Zhang Zhuoqing, “Đô thành Điển Xung của Vương quốc Lâm Ấp trong sách Thuỷ Kinh Chú,” 63–64.
  2. Nguyễn Văn Quảng, “Vai trò của thành Hóa Châu (Thừa Thiên Huế) trong lịch sử Champa và Đại Việt,” 42–45.
  3. Nguyễn Thị Kim Vân, “Dấu ấn văn hoá Champa trên đất Gia Lai,” 59.
  4. Lê Thị Liên, “Bàn thêm về vai trò của di tích Ba Thê – Óc Eo (An Giang) trong sự phát triển của vương quốc Phù Nam,” 50.

Danh mục tài liệu tham khảo:

Lê Thị Liên. “Bàn thêm về vai trò của di tích Ba Thê – Óc Eo (An Giang) trong sự phát triển của vương quốc Phù Nam.” Tạp chí Khảo cổ học, số 4 (2020): 46–53.

Lê Thị Mai và Zhang Zhuoqing. “Đô thành Điển Xung của Vương quốc Lâm Ấp trong sách Thuỷ Kinh Chú.” Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử, số 3 (2018): 62–76.

Nguyễn Thị Kim Vân. “Dấu ấn văn hoá Champa trên đất Gia Lai.” Tạp Chí Di Sản Văn Hoá 52, số 3 (2015): 58–61.

Nguyễn Văn Quảng. “Vai trò của thành Hóa Châu (Thừa Thiên Huế) trong lịch sử Champa và Đại Việt: Tiếp cận qua những kết quả nghiên cứu khảo cổ học.” Tạp chí Khảo cổ học, số 5 (2015): 38–61.


Hình ảnh và minh họa

Các tác giả được yêu cầu giới hạn số lượng hình ảnh minh họa đi kèm các bài báo hoặc báo cáo ở mức 20 hình ảnh và giữ ở mức tối thiểu cần thiết để minh họa cho bài viết được rõ nghĩa. Có thể xem xét sử dụng hơn 20 hình minh họa sau khi thảo luận với ban biên tập. Tài liệu nghe nhìn cũng sẽ được xem xét trong những trường hợp đặc biệt. Các bản đồ họa có thể được nhúng trong văn bản, nhưng cũng phải được gửi riêng dưới dạng các tệp hình ảnh riêng lẻ (JPEG, TIFF, v.v.). Các hình, bản đồ và bản in phải được đặt tiêu đề và đánh số. Một danh sách chú thích cho hình và bản in phải được cung cấp ở cuối văn bản.

Ảnh kỹ thuật số nên có độ phân giải 300 dpi, trong khi hình minh họa nên có độ phân giải 600 dpi. Các tác giả phải tham khảo ý kiến ​​​​của các biên tập viên về thông số kỹ thuật đồ họa trước khi đệ trình bài cuối cùng. Các tác giả phải được sự chấp thuận, trước khi gửi lần cuối, để sao chép các hình minh họa hoặc tài liệu khác không phải của họ. Sử dụng thư mẫu yêu cầu ủy quyền sao chép hình ảnh dưới đây:

Đơn xin sao chép tư liệu (Vietnamese)

Ban biên tập Pratu không thực hiện việc vẽ lại hoặc đặt tựa bản đồ hoặc hình ảnh, nhưng vui lòng liên hệ với chúng tôi để thảo luận về việc sửa đổi tệp hình ảnh nếu cần.

Xác nhận bản thảo trước khi phát hành

Bản thảo trước khi phát hành sẽ được gửi cho các tác giả, nhằm mục đích xác nhận và bài viết không thể được chỉnh sửa thêm ở giai đoạn này. Việc không gửi lại bản thảo trước ngày yêu cầu sẽ được coi là đồng ý sử dụng bản đã chỉnh sửa cuối cùng của biên tập viên.

Miễn trừ trách nhiệm và giải quyết xung đột

Các ý kiến ​​thể hiện trong Pratu là của các tác giả và không nhất thiết đại diện cho quan điểm của ban biên tập tạp chí Pratu.


Kiểm tra thủ tục gửi bài

Là một phần của quy trình gửi bài, các tác giả được yêu cầu kiểm tra bài nộp của họ có tuân thủ tất cả các mục sau và bài nộp có thể được trả lại cho những tác giả không tuân thủ các nguyên tắc này.

  1. Bài đệ trình chưa từng được xuất bản trước đó, cũng như chưa được gửi đến một tạp chí khác để xem xét (nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với ban biên tập).
  2. Văn bản nộp ở định dạng tệp tài liệu OpenOffice, Microsoft Word, RTF hoặc WordPerfect.
  3. Nếu có, cung cấp DOIs cho các tài liệu tham khảo đã được đề cập trong bài viết (hoặc URL cho tài liệu tham khảo chỉ định dạng trực tuyến).
  4. Văn bản có khoảng cách giãn dòng đôi; sử dụng phông chữ tương thích Unicode, cỡ 12 pt; sử dụng chữ nghiêng, thay vì gạch chân (ngoại trừ địa chỉ URL); và tất cả các hình minh họa, hình và bảng biểu được đánh số trong văn bản ở các điểm thích hợp.
  5. Hình minh họa, hình và bảng biểu phải được đánh số và gửi riêng biệt với văn bản trong một thư mục.
  6. Văn bản phải tuân thủ các yêu cầu về kiểu thức và thư mục tài liệu tham khảo được nêu trong mục hướng dẫn ở phần trên của trang này.
  7.  Biểu mẫu Tuyên bố Tác giả đã ký được gửi cùng với bài nộp – tải xuống tài liệu này từ trang Giới thiệu.

Cam kết bảo mật

Tên và địa chỉ email sẽ được sử dụng riêng cho các mục đích đã nêu của tạp chí này và sẽ không được cung cấp cho bất kỳ mục đích nào khác hoặc cho bất kỳ bên nào khác.